Bế kinh là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách khắc phục
Bế kinh là bệnh gì? bế kinh còn có thế hiểu là chứng tắc kinh, không có kinh nguyệt, nghiêm trọng hơn có thể là bị vô sinh. Bế kinh là vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cùng đến với bài viết dưới đây
Bế kinh là bệnh gì?
Thông thường, khi chị em ở tuổi dậy thì bắt đầu có kinh nguyệt thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ kèo dài trong khoảng từ 28 - 31 ngày. Tuy nhiên, một vài tình trạng kinh nguyệt bị chậm hơn 3 tháng, thậm chí lâu hơn nữa. Tình trạng này được gọi là bế kinh hoặc tắt kinh
Tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian bế kinh sẽ có thời gian dài ngắn khác nhau, có người chỉ bế kinh trong 3 tháng, có người thì 6 tháng, lâu hơn nữa có người bị 1 năm.
>>> Bạn có thể quan tâm:
Nguyên nhân bế kinh là gì?
Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bế kinh ở chị em. Tùy thuộc vào thời gian bị bế kinh sẽ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây bế kinh ở phái nữ, bao gồm:
+ Do yếu tố tinh thần: Nếu cơ thể bị stress, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng hoặc bị đả kích có thể gây ra bế kinh. Nếu ăn kiêng không hợp lý, không khoa học sẽ gây tình trạng biếng ăn, sụt câm làm cơ thể bị suy nhược có thể dẫn đến bế kinh. Việc tập thể dục, vận dộng với cường độ mạnh cũng có thể gây bế kinh. Nhiều trường hợp, bế kinh có thể do tác dụng phụ của thuốc, khối u gây ra, u tuyến yên,...
+ Do buồng trứng: Xuất phát từ bế kinh nguyên phát, cơ thể phát triển không bình thường, tử cung nhi hóa hoặc không có tử cung, thể trạng thấp bé, suy dĩnh dưỡng bẩm sinh, thiểu năng hoạt động nội tiết buồng trứng, tuyến yên và tuyến giáp,...Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây bế kinh, một số người buồng trứng bị suy yếu sớm cũng có thể bị bế kinh.
+ Do tử cung bị tổn thương: Nội mạc tử cung bị tổn thương quá độ có thể gây bế kinh thường xuyên. Chủ yếu gặp phải ở phụ nữ sau sinh, nạo phá thai, tổn thương nội mạc tử cung và gây dính, chất dính bị nghẹt khoang, miệng tử cung hoặc ống cổ tử cung gây ra bế kinh. Ngoài ra còn có lạc nội mạc tử cung, tổn thương nội mạc tử cung cũng có thể gây ra bế kinh. Bế kinh kéo dài, dựa vào nguyên nhân nhân gây bệnh để xác định tình trạng bệnh điều trị kịp thời
Phát hiện bế kinh bạn nên điều trị kịp thời, cố gắng tránh bị tình trạng bế kinh, đồng thời phải bổ sung dinh dưỡng. Chú ý tâm trạng của bản thân, nên ăn thực phẩm a toàn nhưu thit, trứng, sữa, rau quả và ăn đồ không cay.
Triệu chứng khi bị bế kinh
Tình trạng bị bế kinh thể hiện rõ nhất khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố. các triệu chứng thường gặp được biểu hiện ra ngoài nhiều nhất là qua da, lông, tóc,...
Cụ thể là các triệu chứng kể đến như:
- Chậm kinh tối thiểu từ 3 tháng trở nên
- Cân nặng tăng giảm thất thường
- Da khô ráp, sắc tố ra xuất hiện nhiều thành tàn nhang, nám sạm da và xuất hiện nhiều mụn cám
- Lông, tóc bị rụng và kém phát triển
- Ngực và bộ phận sinh dục bị teo nhỏ lại
- Huyết áp tăng, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu hơi thở đứt quãng
Tác hại của việc bị bế kinh
Tùy vào nguyên nhân gây bế kinh mà có những tác hại khác nhau. Vậy tác hại của bế kinh gây nguy hại thế nào đến cơ thể:
Vô sinh: Người bị bế kinh có buồng trứng không bình thường, chất lượng trứng bị suy giảm gây ra vô sinh
Ham muốn tình dục suy giảm: giảm ham muốn tình dục suy giảm gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể gây teo tử cung, giảm chức năng sinh lý. Khi quan hệ gây ra đau rát làm mất ham muốn tình dục
Bị trầm cảm: Người bị bế kinh sinh ra cảm giác lo lắng, tinh thần rối loạn dẫn đến trầm cảm
Cách điều trị bế kinh hiệu quả nhất
Điều cần làm đầu tiên bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng bế kinh. Khi tình trạng chậm kinh kéo dài bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám sớm nhất có thể
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm một số bài thuốc đông y từ cây thảo dược để hỗ trợ kinh nguyệt, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Tạo cho bản thân thói quen sống lành mạnh như:
- Thường xuyên lập luyện thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 4 buổi trên 1 tuần
- Lên kế hoạch quản lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E và các khoáng chất. Những thực phẩm có chứa thành phần Estrogen cao như hạt ngũ cốc, đậu hủ, đu đủ, hạt lanh, mè, các loại đậu, ….
- Tránh xa các loại thức ăn, nước uống có chứa ga, chất kích thích như cồn, cafein, đặc biệt là thuốc lá. Không nên thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ nướng.
- Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ, tránh để có thai ngoài ý muốn dẫn đến việc nạo phá thai hoặc lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, đặc biệt trong những ngày hành kinh, không nên sử dụng các loại băng vệ sinh có tính hút ẩm mạnh và có mùi thơm nồng nặc.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời nếu cơ thể có mầm mống bệnh.
- Không tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa biết rõ nguyên nhân và chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi gặp bất kì dấu hiệu bất thường nào của bệnh phụ khoa nói chung và tình trạng bế kinh nói riêng, bạn có thể đến thăm khám tại phòng khám đa khoa Kinh Đô
>>>Bạn muốn tìm hiểu thêm về tình trạng bế kinh. Hãy CLICK vào đấy để được giải đáp thêm
Bế kinh là bệnh gì
Bế kinh là gì
Nguyên nhân bế kinh
Tác hại của việc bị bế kinh